Tất cả những gì bạn cần biết về phim The Martian (2015)

Saturday, November 23, 2019
Edit this post


Đã lâu lắm rồi trong blog này, tôi mới lại có một bài viết về phim ảnh. Vì cũng đã lâu lắm rồi mới có một bộ phim khiến cho tôi có cảm hứng để viết bài. Và đây cũng là một trong những bài viết mà tôi đã bỏ nhiều thời gian và công sức nhất để hoàn tất vì trong quá trình tìm hiểu, tôi khám phá ra được khá nhiều thông tin cũng như kiến thức thú vị xoay quanh bộ phim cũng như tác phẩm văn học đằng sau nó.

The Martian (2015) không phải là một bộ phim mới, bản thân tôi cũng không có quá nhiều ấn tượng về nó sau lần đầu xem. Nhưng có lẽ, cái cảm giác cô đơn nơi xứ người đã khiến tôi có cảm nhận sâu hơn về bộ phim sau lần xem thứ hai, thứ ba...

The Martian được xây dựng dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Andy Weir. Vậy nên, nếu bạn đã từng đọc qua tác phẩm này thì sẽ thấy phiên bản điện ảnh có một số chi tiết khác biệt cũng như thiếu nhiều tình tiết và miêu tả cụ thể cho mỗi nhân vật.

Ấn tượng đầu tiên thì The Martian không phải là một bộ phim khó nhai về vũ trụ. Nó tương đối dễ hiểu, không quá nặng về lý thuyết như Interstellar, cũng không quá nặng về tâm lý như Gravity. The Martian chỉ có một ít kiến thức về vũ trụ và công nghệ, vừa đủ để người xem cảm nhận được yếu tố "khoa học". Bên cạnh đó là các yếu tố hài hước, gay cấn, giúp cho bộ phim có nhiều hơn tính giải trí cần thiết. Quan trọng hơn, diễn xuất của Matt Damon có thể khiến tôi cảm nhận được sự cô đơn của nhân vật chính. Cái sự cô đơn ấy có thể không giống hoàn toàn so với sự cô đơn nơi đất khách quê người mà tôi đang nếm trải, nhưng về mặt nào đó, chính sự cô đơn đã khiến tôi có một sự yêu mến đặc biệt đối với bộ phim. Vậy nên, dù đã xem phim lần đầu từ năm 2015, nhưng mãi đến hôm nay, năm 2019, tôi mới có một bài đánh giá về The Martian trên blog cá nhân, vì mãi đến bây giờ, tôi mới cảm thấy hứng thú rõ rệt của mình đối với bộ phim này.


Trong bài viết này, tôi sẽ không đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật hay bới lông tìm vết những sai sót trong phim, vì đã có rất nhiều những bài viết khác đã làm việc đó rồi. Ở đây, tôi chỉ tập trung giải thích những thuật ngữ, khái niệm, tình huống, nguồn gốc nhân vật... có thể sẽ làm bạn thắc mắc và hơi khó hiểu khi xem mà thôi. Đây chính là cái mà tôi gọi là "học hỏi từ phim ảnh" khi mà qua một bộ phim, tôi không chỉ học được ngôn ngữ, mà còn học được thêm cả những thuật ngữ và định nghĩa mới. Những kiến thức dưới đây cũng là tôi tìm kiếm và dịch lại từ Internet mà thôi, nên rất có thể sẽ có sai sót, mong các bạn bỏ qua và góp ý để chúng ta sẽ cùng có được những hiểu biết đúng hơn.

Tóm tắt nội dung phim:

Vào năm 2035, đội phi hành gia của sứ mệnh Ares III tới Sao Hỏa để khám phá Acidalia Planitia trong một nhiệm vụ kéo dài 31 sols. Vào sol 18, một cơn bão kéo tới, buộc đội phải hủy bỏ sứ mệnh. Trong lúc tháo chạy khỏi cơn bão, phi hành gia Mark Watnet bị một mảnh vỡ va trúng và mất tích trong cơn bão. Tin rằng Watney đã chết vì không còn thấy tín hiệu sinh học từ xa, và con tàu MAV của đội có nguy cơ bị kéo đổ, chỉ huy Lewis đã ra lệnh cất cánh và trở về căn cứ Hermes.

Watnet tỉnh dậy sau khi cơn bão đã qua và quay trở lại khu nhà nhân tạo (Hab) của Ares III, nơi anh tự tiến hành phẫu thuật tháo bỏ mũi ăng-ten đã đâm xuyên bụng anh, khiến cho máy phát tín hiệu sinh học của anh bị phá hủy, chính điều này đã khiến cho phi hành đoàn tưởng rằng anh đã chết. Chưa thể liên lạc ngay với Trái Đất, cơ hội sống sót duy nhất của Watney là di chuyển tới nơi đáp của nhiệm vụ Ares IV kế tiếp sau đó 4 năm, cách nơi ở hiện tại của Watney 3,200 cây số.


Để sinh tồn, Watney đã xoay sở để có thể tạo ra nước từ nhiên liệu tên lửa còn sót lại, trồng được khoai tây ngay bên trong Hab trên chính đất Sao Hỏa nhờ vào phân của các phi hành gia khác. Watney cũng đã mod lại chiếc xe rover để chuẩn bị cho hành trình dài sắp tới.

Trong khi đó trên Trái Đất, NASA đã cử hành một tang lễ cho Watney. Không lâu sau đó, Mindy Park, một kỹ sư chuyên theo dõi hình ảnh vệ tinh sau khi xem xét các hình ảnh xung quanh khu vực Hab đã nhận ra Watney còn sống. Giám đôc NASA, Teddy Sanders đã quyết định không báo ngay với team Ares III (lúc này đang bay về Trái Đất) mặc cho sự phản đối của giám đốc kiểm soát trạm Hermes là Mitch Henderson. 

Watney bắt đầu đi tìm cỗ máy Pathfinder, được phát triển bởi JPL, kể từ sau khi nó ngừng phát tín hiệu từ năm 1997 vì lý do... hết pin. Nhờ vào Pathfinder, Watney đã có thể liên lạc được với NASA. Ban đầu chỉ là những giao thức liên lạc cơ bản nhất bằng cách gửi và nhận mã ASCII dưới dạng mã thập lục phân (hexadecimal).  Sau đo, NASA đã gửi một bản vá phần mềm để kết nối chiếc rover với Pathfinder, nhờ đó Watney có thể gửi được tin nhắn bằng văn bản về Trái Đất.

Giám đốc của sứ mệnh Sao Hỏa, Vincent Kapoor cùng với giám đốc của Jet Propulsion Laboratory (JPL), tức Bruce Ng đã lên kế hoạch chuẩn bị phóng tàu thăm dò Iris nhằm cung cấp thực phẩm giúp Watney có thể tồn tại trong thời gian chờ đợi sứ mệnh Ares IV. Xui xẻo thay, phòng trung gian của Hab bị trục trặc do một lỗ châm nhỏ đã phá hủy toàn bộ khu vực trồng trọt của Watney, khiến anh không thể tự tạo thêm lương thực được nữa. Vì quá gấp rút, tàu Irus bị nổ tung ngay khi vừa cất cánh. Watney và NASA đều trở nên tuyệt vọng.

Trung Quốc khi đó đang phát triển Taiyang Shen, một tên lửa đẩy và đề nghị trợ giúp NASA trong kế hoạch giải cứu Watney. Nhờ vào Taiyeng Shen, dự án Iris được tái khởi động. Nhưng ngay lúc này, Rich Purnell, một nhà nghiên cứu động lực học thiên thể đã đề xuất ý tưởng sử dụng Taiyen Shen để gửi nhu yếu phẩm cần thiết cho trạm Hermes đang chuyên chở các thành viên của team Ares III quay trở về Trái Đất. Tàu Hermes sau khi tiếp nhận cung ứng từ Taiyen Shen sẽ lợi dụng trọng lực của Trái Đất để quay trở lại Sao Hỏa một lần nữa. Khi đó, Watney sẽ sử dụng một tàu MAV có sẵn ở Sao Hỏa để bay vào không gian và được tiếp nhận bởi trạm Hermes.

Kế hoạch đầy mạo hiểm này cuối cùng đã thành công, Watney được giải cứu và trở về Trái Đất an toàn cùng toàn bộ 5 phi hành gia của sứ mệnh Ares III. Sau khi trở về Trái Đất, Watney trở thành một giảng viên hướng dẫn sinh tồn cho các ứng viên phi hành gia. Các thành viên của Ares ||| trở về với cuộc sống bình thường riêng của mỗi người.

Fun not-in-the-movie facts:

Lưu ý: Bạn sẽ thấy rất nhiều chi tiết về nhân vật được tôi ghi ra ở đây không được thể hiện trong phim, vì những chi tiết này được lấy ra từ truyện.

Beth Johanssen do nữ diễn viên Kate Mara thủ vai

- Beth Johanssen (Kate Mara) sinh ngày 9 tháng 5 năm 2006 tại San Jose, California. Sau khi tốt nghiệp Đại học Stanford, cô đã mở một công ty phần mềm riêng và chuyển tới Sillicon Valley với hy vọng sẽ trở thành một kỹ sư phần mềm và CEO. Tuy vậy, cô đã chuyển hướng sự nghiệp và cống hiến khả năng cho NASA.


- Trong truyện, nếu Taiyang Shen thất bại trong việc cung cấp nhu yếu phẩm cho The Hermes thì toàn bộ các thành viên của Ares III ngoại trừ Johanssen sẽ uống thuốc tự tử, và Johanssen sẽ phải ăn thịt họ để có thể sinh tồn trong thời gian Hermes di chuyển đến Sao Hỏa và quay trở lại Trái Đất. Lý do của chi tiết ghê rợn này là vì Johanssen là người trẻ nhất, nhỏ con nhất, và có khả năng đưa con tàu quay trở lại Trái Đất vì cô có thể vận hành tất cả các hệ thống máy tính. Tất nhiên, chi tiết này đã không được đưa vào phim vì nó có vẻ gì đó hơi kinh dị và sẽ phá hỏng không khí "sáng sủa" của bộ phim.

Mindy Park

- Mindy Park (Mackenzie Davis) là một kỹ sư làm việc cho NASA ở Satcom. Cô có bằng master về cơ khí nhưng Mindy nghĩ rằng mảnh bằng đó chẳng liên quan gì tới công việc của cô cả. Nhiệm vụ chính của Mindy là giám sát các vệ tinh và thu thập hình ảnh từ Sao Hỏa. Cô chuyên làm ca 3 giờ sáng. Mindy là người đầu tiên phát hiện Watney còn sống sau khi nhìn thấy chiếc Rover bị thay đổi vị trí qua ảnh vệ tinh. Một điều thú vị về nhân vật Mindy đó là tác giả Andy Weir thường hình dung cô sẽ là một người Hàn Quốc mang họ Park. Tuy vậy, các nhà làm phim đã sử dụng một diễn viên da trắng cho vai diễn vì Park cũng là một họ trong tiếng Anh. Riêng tôi thì khá thích nhân vật Mindy do nữ diễn viên Mackenzie Davis thủ vai vì nhìn Mindy trong phim vừa xinh đẹp, lại vừa thông minh, cá tính.
- Trung Quốc đề nghị giúp đỡ NASA bằng Taiyen Shen, đổi lại, một phi hành gia Trung Quốc sẽ được tham gia vào Ares V, như các bạn đã thấy ở cuối phim.
- Trong truyện, Watney đã vô tình làm hỏng Pathfinder và mất liên lạc với Trái Đất.
- Rich Purnell, người đã đưa ra sáng kiến táo bạo giúp giải cứu Watney bị mắc chứng tự kỷ.
- Trong truyện, chi tiết Watney tự đâm thủng bộ đồ phi hành gia để bay về phía Hermes chỉ là một lời nói đùa vu vơ, Mark đã không thật sự làm như vậy ở trong truyện, nhưng trong phim thì có.
- Trong truyện, Beck mới chính là người thật sự đi ra ngoài và túm lấy Mark, không phải Lewis.
- Trong truyện, cuộc sống sau Ares III của các nhân vật chính không hề được miêu tả như trong phim.
- Trong truyện, khi Mark biết Vincent chưa hề tiết lộ cho phi hành đoàn về sự sống sót của Mark, Mark đã không chửi thề mà thay vào đó gửi tin nhắn sau: "Look! A pair of boobs -> ( .Y. )" ("Nhìn này! Một cặp vếu").
- Trong truyện, Vincent có tên thật là Venkat và là người Ấn Độ 100% chứ không phải nửa Ấn Độ, nửa Mỹ gốc Phi như trong phim.
- Trong truyện, Mark gặp nạn sol 6 chứ không phải sol 18.

Các mốc thời gian chính trong phim:

Sol 18 - Watney gặp tai nạn, bị bỏ lại Sao Hỏa.
Sol 19 - Watney tỉnh dậy.
Sol 54 - Mindy Park phát hiện Watney còn sống.
Sol 80 - Watney đi tìm Pathfinder.
Sol 94 - Watney tìm thấy Pathfinder.
Sol 109 - Watney mang Pathfinder về lại Hab của Ares 3, bắt liên lạc với Trái Đất.
Sol 134 - Tai nạn xảy ra khiến Watney không thể tự sản xuất thêm lương thực.
Sol 461 - Watney bắt đầu di chuyển tới Ares IV.
Sol 538 - Watney đặt chân đến khu vực hạ cánh của Ares IV.
Sol 561 - Watney được giải cứu và quay trở về Trái Đất.

Behind the scenes

Giải thích một số thuật ngữ trong phim/truyện:

Ares:

Là một chuỗi các sứ mệnh đưa con người tới Sao Hỏa được đề xuất bởi NASA.

EVA = Extravehicular Activity:

Dùng để chỉ tất cả các hoạt động ở bên ngoài bầu khí quyển của Trái Đất, và ở bên ngoài tàu vũ trụ hoặc phương tiện di chuyển của các phi hành gia. Các hoạt động này có thể bao gồm: lấy mẫu nghiên cứu, sạc pin cho xe Rover v.v...

EVA suit

EMU suit

HAB = Mars Lander Habitat/Habitation Module:

Là một loạt các khu nhà nhân tạo được xây dựng trước khi sứ mệnh tàu có người lái Ares III hạ cánh trên Sao Hỏa. Hab được thiết kế để làm chỗ ở cho 6 phi hành gia trong 31 sols.


Hermes

Là kết quả của sự hợp tác kéo dài hàng thập kỷ giữa NASA, ESA, Roscosmos, JAXA, và ISRO. Hermes có thể được coi là một trạm không gian quốc tế, chuyên làm nhiệm vụ chuyên chở phi hành đoàn cho các sứ mệnh Ares từ quỹ đạo của Trái Đất tới quỹ đạo của Sao Hỏa và ngược lại. Theo nhà vật lý học thiên thể (astrophysicist) Neil deGrasse Tyson, thì Hermes là thứ phức tạp và đắt tiền nhất từng được tạo ra bởi con người.



MDV = Mas Descent Vehicle

Trạm Hermes sẽ đáp trực tiếp xuống bề mặt của Sao Hỏa. Thay vào đó, các phi hành gia sẽ sử dụng một tàu trung chuyển là MDV để di chuyển từ Hermes xuống Sao Hỏa.


MAV = Mars Ascent Vehicle

Ngược lại với MDV thì MAV sẽ là tàu trung chuyển để đưa các phi hành gia từ Sao Hỏa lên lại trạm Hermes.


Probe

A space probe is an unmanned craft which is sent into space to do research. When we want to get close up pictures and information about the planets, moons, comets, and asteroids in our Solar System, we send out space probes. Space probes can carry special cameras and instruments far out into the solar system.

Proble là một tàu vũ trụ không người lái thường được sử dụng cho mục đích nghiên cứu như chụp ảnh ở cự ly gần và lấy thông tin của các hành tinh, mặt trăng, tiểu hành tinh và thiên thạch trong Hệ Mặt Trời. Các probe không gian có thể chuyên chở các loại camera và thiết bị đặc biệt để vượt ra xa khỏi Hệ Mặt Trời.

SOL = Solar Day on Mars:

The time interval between two successive transits by the sun of the meridian directly opposite that of the observer.

Khoảng thời gian cách nhau giữa 2 lần Mặt Trời mọc tại một cùng một vị trí kinh tuyến. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì Sol là đơn vị dùng để tính độ dài của một ngày trên Sao Hỏa.

Đối với Sao Hỏa thì một Sol có độ dài vào khoảng 24 giờ, 39 phút, và 35.244 giây, dài hơn khoảng 40 phút so với độ dài của một ngày trên Trái Đất (23 giờ, 56 phút, và 4.0916 giây).

Nguồn tham khảo:

.
Xin vui lòng chờ đợi
Dữ liệu bài viết đang được tải về

💻Nhận dạy online 1 kèm 1 Automation Test từ cơ bản tới nâng cao (From Zero to Hero) 😁😁😁
Lộ trình gồm 3 phần:
1) Kỹ thuật lập trình và tư duy lập trình cơ bản
2) Nhập môn kiểm thử (Manual Test)
3) Kiểm thử tự động (Automation Test) + Chuẩn bị cho phỏng vấn
* Lộ trình chi tiết: Xem tại đây

🎓Đối tượng người học:
- Những bạn bị mất gốc căn bản môn lập trình.
- Những bạn muốn theo con đường kiểm thử (testing), đặc biệt là kiểm thử tự động (Automation Test).

🦘Người giảng dạy:
- Mình sẽ là người trực tiếp hướng dẫn.
- Nếu là các vấn đề ngoài chuyên môn hoặc sở trường, mình sẽ nhờ các anh chị em khác cũng làm trong ngành.

🤓Giới thiệu:
- Mình đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm IT ở cả trong và ngoài nước. Trong đó 3 năm đầu là làm lập trình viên Java, sau đó bén duyên với mảng Automation Test và theo nghề tới tận bây giờ. Mình được đào tạo chính quy về IT từ một trường Đại học danh tiếng ở TP.HCM (hệ kỹ sư 4 năm rưỡi), có chứng chỉ ISTQB, có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và có kinh nghiệm làm việc thực tế ở cả 2 mảng Outsource và Product. Title chính thức của mình là QA Automation Engineer, tuy nhiên, mình vẫn làm những dự án cá nhân chuyên về lập trình ứng dụng như Học Tiếng Anh StreamlineSách Nhạc. Mình là người có thái độ làm việc chuyên nghiệp, chăm chỉ và luôn nhiệt tình trong công việc.

💵Chi phí và hình thức thanh toán:
- Các bạn vui lòng liên hệ qua email songtoigianvn@gmail.com (email, chat, hoặc call) để book nội dung và khung giờ học (từ 8h tối trở đi).
- Mức phí: 150.000đ/buổi, mỗi buổi 60 phút.
- Lộ trình From Zero to Hero: 4.350.000đ (29 buổi).
- Bạn có thể học riêng và đóng tiền theo từng phần nếu muốn.
- Có thể học trước 1-2 buổi trước khi quyết định đi full lộ trình hoặc từng phần.
- Thanh toán qua Momo, chuyển khoản v.v...
BÌNH LUẬN
© Copyright by CUỘC SỐNG TỐI GIẢN
Loading...