Thực hành tối giản vật chất

Wednesday, October 25, 2017
Edit this post


Sau hàng loạt các bài viết về Minimalism nhưng chủ yếu là xoay quanh việc phân tích lợi ích, định nghĩa thì hôm nay tôi sẽ chốt lại bằng một bài thực hành dành cho những bạn đã thực sự hiểu và quyết tâm mong muốn theo đuổi tối giản nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Bài viết này chỉ xoay quanh việc thực hành tối giản vật chất dựa trên những kinh nghiệm thực tế của tôi và từ các phương pháp của Kon Marie và Fumio Sasaki.

Tham khảo các bài viết tối giản bằng cách bấm vào mục "Minimalism" của top menu.

1. Bắt đầu bằng việc từ bỏ

Bạn không thể nào tối giản nếu như muốn giữ lại tất cả mọi thứ. Để bắt đầu hành trình tối giản của mình, bạn phải tập vứt bỏ, nếu không thì sẽ chẳng đi tới đâu cả. Nếu bạn không thể đành lòng ném đi thứ gì đó thì hãy quên Minimalism đi. Việc từ bỏ có rất nhiều ý nghĩa bên trong nó, khi bạn vứt đi được món đồ đầu tiên cũng là lúc đánh dấu sự thay đổi suy nghĩ rất lớn bên trong bạn.

2. Thứ tự dọn dẹp/vứt bỏ

Dựa trên phương pháp Kon Marie thì thứ tự để vứt bỏ đồ đạc bắt đầu từ Quần áo -> Sách vở -> Các loại giấy tờ -> Đồ lặt vặt -> Đồ về tình cảm (thư, quà, của bạn bè, người yêu cũ...). Thứ tự trên đi từ những thứ được cho là dễ vứt đi nhất tới những thứ khó nhất.

Trước đó, hãy bày tất cả mọi thứ ra trước tầm mắt, bạn có thể treo lên, trải ra sàn nhà, miễn sao tất cả mọi thứ phải ở trước mắt để bạn có thể xác định được rõ ràng việc vứt hay không vứt.

- Quần áo: hãy mặc đồ dựa trên giới tính, điều kiện khí hậu nơi bạn sinh sống. Đối với nam giới, ở khu vực Sài Gòn, tôi chỉ khuyên nên giữ lại khoảng 3 áo thun, 3 quần jogger (vì quần jogger dễ mặc, không cần thắt lưng, phù hợp với cả người đi làm lẫn đi học), 2 quần đùi, 1 áo khoác loại mỏng nhẹ, 1 đôi giày sneaker (để mặc chung với quần jogger) và 1 đôi dép. Đối với nữ thì các bạn có thể tham khảo các bài viết về Minimalism của Chi Nguyễn, cô ấy có khá nhiều các bài viết về tối giản quần áo và makeup cho nữ giới.
- Sách vở: bỏ đi sách giáo khoa cũ, vở ghi chép cũ, những cuốn sách không bao giờ đọc tới hoặc "khi nào rảnh sẽ đọc" vì một khi đã không đọc thì chẳng bao giờ đọc đâu. Hãy tận dụng tối đa công nghệ số, lưu trữ mọi thứ trong smartphone và upload lên cloud.
- Giấy tờ: hóa đơn, vé xe bus, voucher, phiếu giảm giá, tờ rơi... hãy vứt hết đi, bạn sẽ không bao giờ nhớ tới chúng đâu. Tất nhiên, đừng vứt bằng đại học, giấy khai sinh, hộ khẩu, sổ đỏ nhé =))
- Đồ lặt vặt: bấm móng tay, kéo nhỏ, các loại tools, đồ điện tử... Đối với những thứ này hãy dùng dây zip tie (dây rút nhựa) để treo chúng lên một chỗ nào đó dễ quan sát, sau một thời gian bạn sẽ biết được thứ nào thực dùng và thứ nào là vô dụng. Tham khảo bài viết sau Tối giản công nghệ.

Thứ tự vứt bỏ đồ lặt vặt như hình trên

- Đồ lưu niệm tình cảm: bạn có nhớ hết tất cả những món đồ mà mình đã tặng cho bạn bè không? Nếu không thì hãy loại bỏ chúng đi, vì chúng đã làm xong nhiệm vụ mang lại niềm vui cho bạn rồi, đừng quá tiếc nuối. Có thể chụp ảnh lại những món đồ này trước khi vứt, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng buông bỏ hơn nhiều.

3. Cách thức vứt bỏ

Như tôi đã từng nói, có 3 cách để vứt bỏ là bán/cho/vứt. Bạn không nhất thiết phải đem hết mọi thứ ra bãi rác, đó là biện pháp cuối cùng, trước đó hãy thử bán (qua các trang mua bán online, facebook), cho những ai thật sự cần. Tôi thì luôn chọn bán và cho, chỉ vứt đi những món đồ ít giá trị mà thôi, việc này vừa gọn nhà lại vừa mang lại những khoản tiền nho nhỏ, vậy vui hơn nhiều.

Nếu không có thời gian tự bán, đối với quần áo giày dép thì có thể ký gửi, nhờ một bên thứ 3 để bán giùm bạn và trích phần trăm cho họ (ở Sài Gòn có vài chỗ như vậy, tỷ lệ ăn chia thường là 40%). Đối với đồ điện tử thì biện pháp nhanh nhất là mang thẳng ra các cửa hàng đồ điện tử để bán, dĩ nhiên sẽ bị ép giá khá nhiều. Sách vở thì có thể mang ra hiệu sách cũ bán sẽ được giá hơn là bán ve chai. Giấy tờ thì cứ cân ký thôi. Còn đối với đồ lưu niệm thì đốt đi là tốt nhất ;)

Nếu đã quyết định bán thì hãy nhớ đừng quá quan tâm tới giá mới, chiếc xe mới mua hôm nay thì hôm sau đã là đồ cũ rồi, hãy đặt mình trong tư thế người mua trước khi định giá sản phẩm của bạn. Điều quan trọng là bạn cần giải thoát mình khỏi vật chất, nếu có xót tiền vì mất giá thì hãy coi đó như là bài học để sau này không mua sắm lung tung nữa.

Tham khảo Gợi ý thanh lý, nâng cấp đồ đạc cho người tối giản


4. Vật chứa là kẻ thù

Các loại vật chứa như tủ, hộp, kệ, móc treo... thực sự là kẻ thù của người tối giản. Đúng là chúng sẽ giúp cho mọi thứ ngăn nắp nhưng nếu như có quá nhiều vật chứa trong nhà bạn sẽ có xu hướng lấp đầy chỗ trống của vật chứa và quên mất đi những thứ ở bên trong vật chứa đó, từ đó sẽ khiến đồ đạc sinh sôi không ngừng.

Hãy hạn chế tối đa vật chứa, hãy nhớ nếu bạn có ít đồ thì sẽ không còn cần tới vật chứa nữa. Ví dụ nếu bạn có ít quần áo, bạn sẽ không cần tủ quần áo, từ đó tiết kiệm được rất nhiều không gian, nếu bạn có ít đồ linh tinh thì sẽ không cần hộp chứa... Tóm lại, hãy cắt giảm đồ đạc từ gốc chứ không phải từ ngọn.

5. One in, one out

"Một vào thì một ra". Đó chính là câu thần chú để giữ đồ đạc trong nhà luôn ở mức giới hạn. Giả sử bạn mua thêm một bộ quần áo mới thì một bộ cũ phải ra đi, mua thêm một cái bàn mới thì cái bàn cũ phải ra đi. Đồ đạc vào/ra nên tương xứng về kích thước và chức năng, chứ nếu như bạn mua một cái tủ mới mà chỉ quăng đi cục tẩy thì cũng như không.

6. Không tích trữ

Chỉ nên tích trữ những thứ nhu yếu phẩm sẽ luôn luôn sử dụng như dầu gội, giấy vệ sinh, thực phẩm v.v... Còn nếu như bạn đã có 2 cái kéo thì không cần phải dự trữ thêm 1 cái nữa làm gì vì bạn sẽ gần như không bao giờ đụng đến cái kéo thứ 3. Tóm lại, đồ đạc chỉ cần đủ dùng, không cần dư thừa, đừng tính tới chuyện dự trữ cho người khác dùng.

7. Luôn tìm giải pháp thay thế

Nếu đôi khi bạn cảm thấy thiếu dụng cụ để giải quyết một vấn đề gì đó thì hãy khoan vội mua dụng cụ mới mà hãy tìm cách để thay thế (workaround) trước. Có thể là đi mượn (nhớ trả ngay) hoặc dùng một thứ khác tương tự. Ví dụ, bạn cần đóng đinh nhưng không có búa thì có thể dùng chày giã cua. Nếu dụng cụ đó 1 năm bạn chỉ xài 1, 2 lần thì không cần phải mua mới làm gì, hoàn toàn có thể đi mượn, đi thuê (như thuê máy khoan chẳng hạn) cũng OK.

Không chỉ đơn giản là được việc, tìm giải pháp thay thế sẽ giúp cho bạn tăng sức sáng tạo, cảm giác có thể vượt qua thử thách gì đó mà không cần dụng cụ sẵn có trong tay là rất thú vị. Các bạn có thể tham khảo các video lifehacks của anh chàng người Nhật Benriwaza trên YouTube để có thêm nhiều gợi ý hữu ích.

Lifehacks với dây zip tie

8. Hạn chế mua sắm

Việc mua sắm trao đổi hàng hóa chính là yếu tố kích thích sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hãy là một người tiêu dùng thông thái. Bán buôn là phải có lời, ai cũng biết điều đó, tuy vậy, chúng ta đang bị "hút máu" không thương tiếc bởi những sản phẩm có giá cao gấp 5-6, thậm chí 10 lần so với giá gốc.

Đừng dùng vật chất và giá trị của vật chất để đánh/định giá bất cứ ai. Một chiếc áo khoác 2 triệu đồng cũng không giúp bạn ấm hơn chiếc áo khoác 500 ngàn. Hãy mua đồ dựa trên 4 tiêu chí công năng, tiện ích, trải nghiệm và giá thành. Đừng để những quảng cáo hào nhoáng đánh lừa để rồi bạn mua về những thứ không thật sự có nhu cầu sử dụng.

Một chiêu trò của quảng cáo đó là hay vẽ ra cho bạn những viễn cảnh ảo diệu nếu bạn mua sản phẩm của họ, kiểu như bạn sẽ phong cách hơn, hạnh phúc hơn nếu như xài (đủ bộ) sản phẩm của chúng tôi. Tất cả chỉ là láo toét, bạn không thể nào hạnh phúc hơn đâu. Hạnh phúc thật sự đến từ trải nghiệm, suy nghĩ, tâm hồn và các mối quan hệ, vậy nên đừng quá quan trọng những món đồ mà bạn đang sử dụng.

Hãy kiếm thật nhiều tiền và tiêu tiền một cách thông minh, hay nói cách khác, chỉ tiêu tiền vào những thứ thật sự khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, đừng tiêu tiền chỉ để lấy le với thiên hạ.


Trên đây là 8 bước để thực hành lối sống tối giản vật chất. Hy vọng sau khi đã thành công, các bạn sẽ có thể tối giản suy nghĩ và tâm hồn, từ đó tìm được cho mình hạnh phúc và đam mê đích thực.

.
Xin vui lòng chờ đợi
Dữ liệu bài viết đang được tải về

💻Nhận dạy online 1 kèm 1 Automation Test từ cơ bản tới nâng cao (From Zero to Hero) 😁😁😁
Lộ trình gồm 3 phần:
1) Kỹ thuật lập trình và tư duy lập trình cơ bản
2) Nhập môn kiểm thử (Manual Test)
3) Kiểm thử tự động (Automation Test) + Chuẩn bị cho phỏng vấn
* Lộ trình chi tiết: Xem tại đây

🎓Đối tượng người học:
- Những bạn bị mất gốc căn bản môn lập trình.
- Những bạn muốn theo con đường kiểm thử (testing), đặc biệt là kiểm thử tự động (Automation Test).

🦘Người giảng dạy:
- Mình sẽ là người trực tiếp hướng dẫn.
- Nếu là các vấn đề ngoài chuyên môn hoặc sở trường, mình sẽ nhờ các anh chị em khác cũng làm trong ngành.

🤓Giới thiệu:
- Mình đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm IT ở cả trong và ngoài nước. Trong đó 3 năm đầu là làm lập trình viên Java, sau đó bén duyên với mảng Automation Test và theo nghề tới tận bây giờ. Mình được đào tạo chính quy về IT từ một trường Đại học danh tiếng ở TP.HCM (hệ kỹ sư 4 năm rưỡi), có chứng chỉ ISTQB, có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và có kinh nghiệm làm việc thực tế ở cả 2 mảng Outsource và Product. Title chính thức của mình là QA Automation Engineer, tuy nhiên, mình vẫn làm những dự án cá nhân chuyên về lập trình ứng dụng như Học Tiếng Anh StreamlineSách Nhạc. Mình là người có thái độ làm việc chuyên nghiệp, chăm chỉ và luôn nhiệt tình trong công việc.

💵Chi phí và hình thức thanh toán:
- Các bạn vui lòng liên hệ qua email songtoigianvn@gmail.com (email, chat, hoặc call) để book nội dung và khung giờ học (từ 8h tối trở đi).
- Mức phí: 150.000đ/buổi, mỗi buổi 60 phút.
- Lộ trình From Zero to Hero: 4.350.000đ (29 buổi).
- Bạn có thể học riêng và đóng tiền theo từng phần nếu muốn.
- Có thể học trước 1-2 buổi trước khi quyết định đi full lộ trình hoặc từng phần.
- Thanh toán qua Momo, chuyển khoản v.v...
BÌNH LUẬN
© Copyright by CUỘC SỐNG TỐI GIẢN
Loading...